Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số
24.03.2023

Trẻ em các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Số liệu cho thấy có 38% trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Theo TS.BS Huỳnh Nam Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực trạng dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc thiểu số rất đáng báo động. Việt Nam với gánh nặng 3 lần về suy dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng nhẹ cân và thể thừa cân béo phì. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 1990-2020 đã giảm đáng kể, từ 56.5% vào năm 1990 xuống còn 19,6% năm 2020.

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn quốc đã giảm, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số vẫn cao gấp 2 lần nhóm trẻ là người Kinh. Ngoài những khác biệt tương đối rõ ràng này, mức độ chênh lệch còn xuất hiện trong vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng còn được gọi là nạn đói tiềm ẩn.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng sau 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ dưới 1 tuổi cần được cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để đảm bảo mức độ tăng trưởng tối đa.

Sức khỏe kém: Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng do trứng giun truyền qua đất từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ kém hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tiếp cận các dịch vụ y tế: Dịch vụ chăm sóc trước sinh giúp phụ nữ mang thai được cung cấp các dịch vụ về dinh dưỡng thiết yếu bao gồm bổ sung sắt, axit folic, bổ sung năng lượng và protein đẻ duy trì dinh dưỡng cũng như dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nhằm giúp học có thực hành phù hợp về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống thể chất không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến rối loạn chức năng đường ruột và dẫn đến tình rạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ chưa được đảm bảo: Kết hôn sớm và mang thai ở tuổi vị thành niên có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tăng tình trạng nhẹ cân khi sinh và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.