Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
09.03.2024

Cảm cúm hay cúm mùa là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa, thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên, diễn biến của cảm cúm rất khó lường, thậm chí dẫn tới biến chứng và tử vong.

1. Bệnh cảm cúm là gì?
Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.
Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính,… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.
Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

2. Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh thông thường
Cảm cúm là bệnh lây truyền có biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong. Đôi khi cảm cúm bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.

trieu-chung-benh-cam-cum

 
 Triệu chứng Cảm lạnh  Cúm 
Sốt  Ít gặp  Cao (39 - 40°C)
  Đau đầu   Hiếm gặp  Hiếm gặp 
 Đau cơ  Nhẹ   Nặng
Mệt mỏi nhiều    Ít gặp   Thường gặp
 Tắc mũi  Thường gặp Thường gặp 
 Hắt hơi  Thường gặp   Đôi khi
 Chảy mũi Thường gặp   Thường gặp 
 Đau họng  Thường gặp Thường gặp 
 Ho/ Đau ngực Nhẹ  Trung bình - Nặng 

 

Trong tự nhiên, một số loại dược liệu có tác dụng tán hàn, giải biểu nhờ vị cay, ấm được dùng trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.
Xem thông tin sản phẩm tại đây

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cúm
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm cúm. Trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi và người lớn tuổi trên 65 tuổi.
  • Người béo phì, người bị suy yếu miễn dịch có nguy cơ dễ bị cúm hơn cũng như tăng khả năng hình thành các biến chứng.
  •  Người mắc bệnh mạn tính: Cúm cũng thường xuất hiện ở những người mắc phải các tình trạng mạn tính bao gồm các bệnh về phổi (như hen suyễn), tiểu đường, tim mạch, thần kinh, rối loạn tiêu hóa, các bất thường về thận, gan hoặc rối loạn máu,…
  •  Phụ nữ mang thai và sau sinh.

 

4. Cách phòng ngừa bệnh cúm
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm chính là thực hiện tiêm ngừa cúm hằng năm. Do vi rút cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của vi rút.
Bên cạnh đó, xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung.

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm.
  • Làm sạch bề mặt vật dụng.
  • Tập thể dục đều đặn