Bí quyết bảo vệ dạ dày không bị loét
25.07.2023

Công việc căng thẳng, cuộc sống áp lực, không có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý đang là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày - tá tràng tăng cao. Thậm chí, theo thống kê từ Hội Khoa học Tiêu hóa, Việt Nam được dự báo có đến 70% dân số có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.

Viêm loét dạ dày vì ăn sai cách

Theo các chuyên gia tiêu hóa, dân văn phòng là những người có chế độ ăn “tùy tiện” nhất, lúc ăn quá ít; lúc ăn quá nhiều; khi ăn quá nhanh đặc biệt tranh thủ ăn vào giờ nghỉ trưa, ăn khuya hoặc bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Những bệnh lý dạ dày mạn tính có thể là tiền đề của một tình trạng nghiêm trọng hơn, như ung thư dạ dày.
Hiện nay, tỷ lệ người trẻ bị đau dạ dày ngày càng gia tăng nhanh chóng. Ghi nhận tại phòng khám Tiêu hóa của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, trung bình mỗi ngày khoảng 120 ca đến khám vì mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó, bệnh dạ dày chiếm gần 50% lượng bệnh ngoại trú, hơn 2/5 trong số đó là những bệnh nhân trẻ tuổi dưới 35 tuổi.

Hầu hết bệnh nhân trẻ thường đến than phiền với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa vì các triệu chứng như đau trên rốn, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, ợ chua… và đại đa số những người nay do ăn uống, sinh hoạt, công việc không đúng cách.

Các bí quyết giúp dạ dày khỏe, cải thiện loét dạ dày

Những rắc rối của dạ dày chính là cảnh báo về một chế độ ăn không khoa học và cần phải điều chỉnh, nhất là trong giới văn phòng. Vấn đề của hệ tiêu hóa thì chắc chắn phải giải quyết bằng các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống nạp vào cơ thể mỗi ngày. Cách tốt nhất khi có dấu hiệu về bệnh dạ dày là nên khám chuyên khoa Tiêu hóa càng sớm càng tốt. Các viêm loét dạ dày mạn tính cũng như ung thư dạ dày được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh chóng, người bệnh bình phục rất nhanh và hiệu quả.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh dạ dày như loét mà khi có bệnh, chế độ ăn tốt có thể giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là những bí quyết bỏ túi từ chuyên gia dinh dưỡng để dạ dày khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Dinh dưỡng tốt sẽ giúp mau lành vết loét: Ăn đủ các nhóm thực phẩm để cân bằng chế độ ăn, hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dầu mỡ gây khó tiêu, ăn đa dạng các loại rau và trái cây.
  • Ưu tiên các loại thức ăn có nhiều chất xơ như trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là xơ tan có trong yến mạch, các loại đậu, hạt, một số loại rau trái như cam, táo, cà rốt...
  • Thực phẩm giàu vitamin A cũng có thể giúp mau lành vết loét do có khả năng làm tăng tạo chất nhầy bên trong đường tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: thịt, cá, gan, sữa, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, các loại rau xanh đậm.
  • Giới hạn hoặc tránh các thực phẩm làm tăng acid dạ dày hoặc kích thích gây loét hoặc làm vết loét tồi tệ hơn. Những thực phẩm này bao gồm: thức uống có cồn, caffein trong cà phê hoặc nước ngọt, các loại gia vị như tiêu, ớt...
  • Ăn đều đặn và đúng bữa, không bỏ bữa hay dồn bữa sẽ khiến dạ dày phải chịu áp lực rất lớn. Ăn uống từ tốn, nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc quá no, không nằm nghỉ ngay sau khi ăn.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn, không nên ngồi quá lâu, nhất là với dân văn phòng.
  • Stress chính là nguyên nhân cao nhất dẫn đến bệnh dạ dày hiện nay, do đó cần thiết lập thời gian sinh hoạt điều độ, lành mạnh, hạn chế căng thẳng để dạ dày không bị kích thích tạo thành viêm loét hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Bên cạnh việc thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tìm hiểu thêm về các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày tá tràng. Được chứng thực về hiệu quả bởi hàng ngàn khách hàng đã sử dụng, Gasmagel - Thidamagel được xem là một trong những giải pháp giúp người bệnh thoát khỏi nỗi lo về những cơn đau, triệu chứng khó chịu dai dẳng đeo bám.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Xem thêm thông tin sản phẩm Thidamagel tại đây

Xem thêm thông tin sản phẩm Gasmagel tại đây