Buồn ngủ ban ngày quá mức - Cách điều trị hiệu quả
15.01.2024

1. Chứng buồn ngủ ban ngày quá mức là gì?
Buồn ngủ ban ngày quá mức EDS ( Excessive daytime sleepiness) là tình trạng buồn ngủ quá độ vào ban ngày hoặc ngủ thiếp đi trong những giờ giấc bình thường.
Theo số liệu thống kế, chứng bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Người gặp phải tình trạng này thường khó duy trì sự tỉnh táo trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống - đặc biệt là hiệu suất học tập và làm việc. Bên cạnh đó, tình trạng EDS cũng làm gia tăng tỷ lệ gặp phải các tai nạn, chấn thương trong quá trình làm việc, sinh hoạt và tham gia giao thông.

Tình trạng ngủ ngày gây thiếu tỉnh táo

2. Nguyên nhân gây buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS)
Bệnh lý giấc ngủ có thể là do các yếu tố bên trong cơ thể (nội tại) hoặc bên ngoài cơ thể (bên ngoài).
2.1 Rối loạn điều chỉnh giấc ngủ
Những yếu tố bên ngoài như mất việc làm, chuyện đau buồn gây ra stress, nhập viện, cảm xúc thay đổi một cách đột ngột có thể gây ra mất ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày EDS. Các triệu chứng cũng như tình trạng mất ngủ và ngủ ngày thường thoáng qua ngắn ngủi, tự hết khi những căng thẳng giảm đi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ ngày quá nhiều và mệt mỏi xuất hiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sống thì người bệnh nên điều trị bằng thuốc và kiểm soát căng thẳng.
2.2 Hội chứng ngủ không đủ giấc (thiếu ngủ)
Bệnh nhân bị hội chứng này sẽ không thể nào ngủ đủ giấc vào ban đêm thường là do công việc hằng ngày và các vấn đề xã hội.
Hội chứng ngủ không đủ giấc có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng EDS, sẽ thuyên giảm khi thời gian ngủ tăng lên (ví dụ ngủ bù vào ngày nghỉ hoặc cuối tuần).
2.3 Mất ngủ liên quan đến rối loạn tâm thần
Hầu hết các bệnh lý tâm thần chủ yếu có thể gây mất ngủ và EDS. Bệnh nhân trầm cảm có thể bị mất ngủ do khó vào giấc ngủ hoặc mất duy trì giấc ngủ, sau đó thức dậy với một ngày uể oải và mệt mỏi. Những gặp phải tình trạng EDS do yếu tố tâm thần kinh thường khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ, trằn trọc và khó ngủ khi ở những không gian ở nhà hơn là không gian khác.
2.4 Mất ngủ liên quan đến rối loạn thể chất
Bệnh lý về thể chất có thể gây trở ngại cho giấc ngủ, gây mất ngủ và EDS. Các bệnh lý gây ra đau hoặc khó chịu (viêm khớp, ung thư, thoát vị đĩa đệm,...), sự thức tỉnh thoáng qua dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
2.5 Sinh hoạt cá nhân không hợp lý
Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các hành vi nhất định, bao gồm:

  • Sử dụng caffein hoặc các chất kích thích khác (đặc biệt gần giờ đi ngủ thậm chí là buổi chiều với những bệnh nhân nhạy cảm).
  • Tập luyện nhiều hoặc hưng phấn quá mức vào cuối ngày.
  • Lịch ngủ không đều đặn.

Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy ban ngày buồn ngủ nhiều. Người mất ngủ nên tuân theo một thời gian thức giấc thường xuyên và tránh ngủ trưa dài quá thời gian ngủ đêm.
3. Cách điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS)
Mục tiêu của điều trị đối với tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức EDS là giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các ảnh hưởng của EDS đối với sức khỏe.
Các phương pháp điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS):
3.1 Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức. Phương pháp này có thể duy trì sự tỉnh táo vào ban ngày và giảm thiểu ảnh hưởng của EDS đối với mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Sản phẩm An thần YB hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ với thành phần là Cao hỗn hợp gồm các loại dược liệu hỗ trợ giảm thiểu tình trạng mất ngủ.
Xem thông tin sản phẩm tại đây.

3.2 Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài sử dụng thuốc, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức, tăng sự tỉnh táo khi học tập, làm việc.

  • Chăm sóc giấc ngủ đúng cách: Hạn chế tối đa thức uống chứa cồn và caffeine từ 16:00 trở đi để cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, thay vào đó sử dụng những sản phẩm này vào ban ngày để tăng tỉnh táo khi học tập và làm việc.
  • Có thể tập yoga và áp dụng liệu pháp mùi hương để giải tỏa stress, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ vào ban đêm và thư giãn trước khi ngủ.

Tập yoga trước khi ngủ

  • Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, sử dụng nệm màu xanh dương và để đèn phòng ngủ màu vàng dịu nhẹ để giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, cần đảm bảo không gian ngủ mát mẻ, không quá lạnh và quá nóng.
  • Cân nhắc trị liệu tâm lý nếu EDS đi kèm với các triệu chứng lo âu, stress và trầm cảm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp kích thích sản xuất melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ vào bữa tối để tránh tình trạng ngủ chập chờn và dễ thức giấc. Khi giấc ngủ ban đêm được cải thiện, tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.