Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường.
Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận biết dấu hiệu rối loạn, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
1. Nguyên nhây gây tiêu chảy
Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy, thường gặp nhất là khi cơ thể tiêu thụ phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, tụ cầu khuẩn,… sẽ dẫn đến ngộ độc.
Hại khuẩn gây tiêu chảy
Các tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể mang theo mầm bệnh, kích thích mô ruột gây ra ổ viêm nhiễm.
Không giữ gìn vệ sinh
Điều kiện vệ sinh kém về không gian sống, đồ dùng cá nhân, cơ thể, thức ăn,… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng và là cơ hội để vi sinh vật gây hại xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột
Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nhu động ruột tăng, gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.
Ngộ độc thực phẩm
Đây là hậu quả do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa phụ gia độc hại. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn, sốt cao, ỉa chảy, nôn mửa,…
Các nguyên nhân khác như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,...
2. Những lưu ý trong ăn uống khi bị tiêu chảy
Người bệnh tiêu chảy có thể áp dụng chế độ ăn uống BRAT bao gồm: chuối, gạo trắng, mứt táo và bánh mì. Những thực phẩm này thường lành tính, ít chất xơ, sẽ không làm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn và lựa chọn các loại thực phẩm sau:
Chế độ ăn BRAT
Thực phẩm dễ tiêu hoá: Giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa, đồng thời, độ thanh đạm giúp đường ruột giảm tải hoạt động trong quá trình hồi phục.
Trái cây tốt cho hệ tiêu hoá: Một số loại trái cây với hàm lượng chất xơ vừa phải, giàu vitamin, khoáng chất giúp bổ sung lượng khoáng chất, nước bị mất khi tiêu chảy cũng rất tốt cho người bị tiêu chảy. Các loại trái cây thường được khuyên dùng khi tiêu chảy như: chuối, táo, ổi,...
Các loại thịt giàu protein, ít béo: Thịt heo, thịt gà là 2 loại thịt lành tính, giàu protein dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị tiêu chảy.
Sữa chua: Tăng cường vi khuẩn có lợi trong thực đơn sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng nhu động ruột cũng như tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Giải pháp quan trọng là bổ sung các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và điều trị hữu hiệu các chứng rối loạn tiêu hoá đặc biệt là tình trạng tiêu chảy.
3. Thực phẩm nên kiêng khi bị tiêu chảy
Các loại thực phẩm, đồ uống nên tránh khi bị tiêu chảy, đau bụng bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Thức ăn chua cay
- Thực phẩm chế biến sẵn, có chứa chất phụ gia
- Rau sống, trái cây chưa được chế biến kỹ
- Các loại thực phẩm chế biến tái, sống
- Rượu bia
- Cà phê, soda, đồ uống có chứa caffeine hoặc có gas.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây