Nhồi máu cơ tim cấp tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
31.01.2024

Nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và tử vong.
Tại Mỹ, có khoảng 635.000 người bị nhồi máu cơ tim và khoảng 300.000 người bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai mỗi năm. Cứ 7 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.
1. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp tính
Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Mảng xơ vữa bị nứt vỡ

Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ:

  • Hút thuốc lá;
  • Xúc động, căng thẳng quá mức;
  • Gắng sức quá mức;
  • Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn 

2. Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp
Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như:
Cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái.
Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau có kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate.
Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.
Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.
3. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Điều trị dùng thuốc
Bệnh nhân nhồi máu cơ tím cấp đều sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, và thuốc chống đau thắt ngực nếu xuất hiện cơn đau thắt ngực.
Sử dụng Nitroglycerin là một trong số các biện pháp điều trị cơ bản ban đầu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm các cơn đau thắt ngực kéo dài, tăng huyết áp hoặc phù phổi cấp.
Xem thông tin sản phẩm tại đây

Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau.

  • Đánh giá chức năng
  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn kiêng, giảm cân, ngừng hút thuốc
  • Thuốc: Tiếp tục dùng thuốc chống tiểu cầu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE và statin