Những dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt
01.03.2024

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người trên thế giới. Bệnh thường ở gặp nam giới từ 15 – 25 tuổi và 25 – 35 tuổi đối với phụ nữ.
Ngoài ra, người tâm thần phân liệt có nguy cơ tử vong sớm, cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.

1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
là một bệnh loạn thần mức độ nặng, đặc trưng bởi các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng, suy giảm suy nghĩ và giảm các đáp ứng cảm xúc thông thường.
Bệnh tiến triển mạn tính khiến bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng học tập, lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chức năng này đều bị xáo trộn cùng lúc và ở mức độ như nhau. Đa phần người bị tâm thần phân liệt có thể cư xử hoàn toàn bình thường trong một thời gian dài, nên hầu hết bệnh nhân không hiểu hoặc thừa nhận họ mắc bệnh.

Hình ảnh mang tính minh hoạ

2. Những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt rất khó chẩn đoán và các triệu chứng ban đầu thường khó phát hiện. Vì bệnh khởi phát từ từ và xảy ra âm thầm nên người bị tâm thần phân liệt không thể nhận biết bản thân có các triệu chứng của bệnh.
Nhưng những người xung quanh có thể nhận ra những dấu hiệu bất thường của họ. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh tâm thần phân liệt. 

  • Ảo tưởng 

 Là triệu chứng phổ biến nhất, xảy ra ở hơn 90% bệnh nhân. Thông thường, người bệnh thường xuyên lo sợ bị người khác ngược đãi hoặc làm hại.
Ví dụ, người bệnh cho rằng mình đang bị tổn hại hoặc quấy rối. Hay một số cử chỉ hoặc nhận xét đang nhắm vào họ. Họ cũng nghĩ rằng mình có khả năng hoặc đặc điểm nổi trội, thậm chí có người khác đang để ý.

  •  Ảo giác

Ảo giác thường liên quan đến việc nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại. Tuy nhiên, với người tâm thần phân liệt, ảo giác có thể chi phối và tác động đến họ như điều bình thường.
Ảo giác có thể xảy ra ở bất kỳ giác quan nào.

  • Rối loạn tư duy và lời nói

Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ của mình khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng tương tự như việc người bệnh gặp khó khăn trong việc tập trung vào một chủ đề hoặc suy nghĩ lộn xộn, đến mức mọi người không thể hiểu được họ.

  • Rối loạn vận động

Rối loạn vận động ở người bệnh tâm thần phân liệt là những cử động ngốc nghếch như hành vi của trẻ con, biểu hiện dưới dạng lặp đi lặp lại những hành động không chủ đích.
Khi hành vi ở mức nghiêm trọng, nó có thể gây ảnh hưởng trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như chứng căng trương lực.

  • Triệu chứng tiêu cực

Triệu chứng tiêu cực đề cập đến việc người bệnh giảm hoặc thiếu khả năng hoạt động bình thường. Ví dụ, người bệnh có thể bỏ bê việc vệ sinh cá nhân hoặc không biểu lộ cảm xúc (không giao tiếp bằng mắt, thay đổi nét mặt hoặc nói giọng đều đều), không hứng thú với các hoạt động hàng ngày, xa rời xã hội hoặc thiếu khả năng trải nghiệm niềm vui.

  • Ý nghĩ và hành vi tự sát

Khoảng 5% – 6% số người mắc tâm thần phân liệt có ý nghĩ tự sát. Tự tử là nguyên nhân chính gây tử vong sớm ở người trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến bệnh tâm thần phân liệt làm giảm tuổi thọ trung bình xuống 10 năm.
Nguy cơ tự tử cao nhất với người mắc bệnh tâm thần phân liệt ở giai đoạn cuối đời. Những người này họ luôn cảm thấy đau buồn và thống khổ. Vì vậy, các trường hợp này có nhiều khả năng thực hiện hành vi tự sát.

3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt cần điều trị suốt đời, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý có thể giúp kiểm soát tình trạng này.
Thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần là thuốc được kê toa phổ biến trong điều trị tâm thần phân liệt. Mục tiêu của điều trị bệnh bằng thuốc chống loạn thần là kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng ở liều thấp nhất. Người bệnh có thể mất vài tuần để thấy các triệu chứng cải thiện.
Cariprazin được chỉ định trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn với vai trò là chất chủ vận một phần thụ thể D2 và D3, có tính chọn lọc cao đối với thụ thể D3.
Ngoài ra việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu giúp kiểm soát lo lắng, trầm cảm và sử dụng chất gây nghiện thường liên quan đến tâm thần phân liệt. Các hình thức trị liệu tâm lý khác cũng có thể giúp bệnh nhân duy trì chế độ điều trị để kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ.

Xem thêm sản phẩm tại đây