Phân biệt các loại ho và cách điều trị dứt điểm
12.01.2024

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, phản xạ ho cũng là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành.
1. Nguyên nhân gây ho
Nguyên nhân từ đường hô hấp trên 
Những bệnh đường hô hấp trên chủ yếu là do virus tấn công, với những bệnh lý thường gặp: cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan 
Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới 
Các tác nhân gây nên những bệnh đường hô hấp dưới cũng thường là do vi khuẩn hoặc virus, điển hình là bệnh viêm phế quản hay viêm tiểu phế quản. Nguy hiểm hơn là bệnh viêm phổi, tác nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể

Các nguyên nhân khác hay gặp như ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động...
2. Các loại ho thường gặp
Dựa vào bản chất của ho và các biểu hiện lâm sàng, có thể chia ho thành 2 loại:       

  • Ho khan: ho không có đờm tiết ra, những đợt kéo dài diễn ra vào ban đêm, gây mất ngủ cho cả người lớn và trẻ nhỏ, nguyên nhân thường do hít phải các loại khói bụi kích thích (khói thuốc, khói than, mùi hóa chất), thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm virus, hoặc triệu chứng của các bệnh lý như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim…
  • Ho có đờm: ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm, đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc. Ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang.

Dựa vào thời gian kéo dài của ho có thể chia ho thành ho cấp tính và ho mạn tính: 

  • Ho cấp tính: thời gian kéo dài < 3 tuần.
  • Ho mạn tính: khi thời gian kéo dài ≥ 8 tuần.

3. Dưới đây là 6 cách đơn giản điều trị dứt điểm cơn ho tại nhà cho bé : 
Uống đủ nước 
Việc uống đủ nước (ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày) giúp giảm kích thích niêm mạc được hô hấp và làm dịu cổ họng, tránh tình trạng viêm nhiễm gây đau, rát họng hoặc ho.

Uống đủ nước mỗi ngày

Súc miệng bằng nước muối
Để làm sạch niêm mạc và giảm đau họng, hãy súc miệng họng bằng nước muối trong khoảng 10 giây, lặp lại động tác 3 lần một ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, trái cây và rau quả cung cấp vitamin C và tăng cườnghệ thống miễn dịch. Do đó, có thể chống lại virus tốt hơn và đẩy lùi cơn ho hiệu quả.
Chữa ho bằng chanh và mật ong
Mật ong giàu vitamin và khoáng chất, flavonoid, không chỉ giúp giảm đau họng mà còn hoạt động như một loại thuốc giảm ho, làm thông thoáng đường hô hấp trên. Hỗn hợp của nước chanh và mật ong theo tỉ lệ 1:1 (1 thìa mật ong, 1 thìa cafe nước cốt chanh) có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng ho.

Lưu ý : không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, nên sử dụng mật ong nguyên chất và lượng mật ong tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi : Sử dụng bằng ½ thìa café
  • Trẻ từ 6-12 tuổi : Sử dụng 1 thìa cafe
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên : Lượng mật ong bằng 2 thìa cafe

5. Chữa ho bằng thuốc ho thảo dược
Khi xuất hiện các cơn ho dày đặc, kéo dài, đặc biệt ho có đờm, ho khan,... phải nghĩ ngay đến biện pháp điều trị theo triệu chứng lâm sàng để ngăn chặn cơn ho, sự tiết dịch nhầy ở khí quản, giúp đường hô hấp được làm sạch và thông thoáng.

Siro ho Hexspan với thành phần Cao khô lá Thường xuân giúp hỗ trợ giảm ho, giảm đờm do viêm họng, viêm phế quản. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.