Tại sao sử dụng kháng sinh lại gây rối loạn tiêu hoá?
18.03.2024

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh cũng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây là phản ứng phụ không mong muốn và có thể tự khỏi sau vài ngày ngưng dùng kháng sinh.
1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh dài ngày
Trong đường ruột có một số lượng lớn các vi khuẩn sinh sống. Ở điều kiện cơ thể khỏe mạnh, các vi khuẩn này có vai trò hỗ trợ chức năng tiêu hoá, hấp thu cũng như đào thải các chất cặn bã ra khỏi đường ruột.

Hệ khuẩn đường ruột

Ngoài ra, vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ đường ruột, ngăn chặn sự tấn công của các hại khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy, hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng là vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, kháng sinh là loại thuốc cực mạnh, ngay cả khi sử dụng kháng sinh ở nồng độ thấp nhất cũng có thể tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn.
Các vi khuẩn lành tính trong ruột cũng chịu sự ảnh hưởng của kháng sinh, đặc biệt là khi người bệnh dùng kháng sinh liều cao, dùng kháng sinh kéo dài. Sự cân bằng ở đường ruột do đó mà bị phá vỡ, thúc đẩy các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa và vi khuẩn mới xâm nhập dẫn đến rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.
2. Biểu hiện rối loạn tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh
Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh thường diễn ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8, 9 của đợt điều trị kháng sinh. Một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Tiêu chảy: đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày.
  • Tình trạng phân sống, đôi khi có nhầy đặc.
  • Đau bụng: đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau theo từng cơn.
  • Đầy bụng: đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu, không cảm thấy thấy đói.

Cầm và trị tiêu chảy tại nhà - Nhà thuốc Wellcare

3. Cách xử lý rối loạn tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh

Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh, bạn hãy phối hợp thực hiện các biện pháp dưới đây.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

  • Cách bổ sung: Bổ sung men vi sinh qua các thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, bắp cải muối hoặc uống các chế phẩm men vi sinh. Trong đó, việc uống các chế phẩm men vi sinh được đánh giá là tiện dụng và mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Tiêu chí lựa chọn lợi khuẩn: Lựa chọn những chế phẩm bổ sung bào tử lợi khuẩn. Bào tử lợi khuẩn không bị phá hủy bởi acid và men tiêu hóa trong dạ dày nên chúng có độ ổn định tốt hơn lợi khuẩn thông thường. Một số chủng vi sinh khuyên dùng là Lactobacillus, B.subtilis, B.clausii.
  •  Lưu ý: Men vi sinh nên được uống cách thời gian uống kháng sinh 2 giờ, tránh trường hợp thuốc kháng sinh tiêu diệt và làm giảm tác dụng của các lợi khuẩn trong men.

Ngoài ra, nên sử dụng kháng sinh đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khi có những dấu hiệu trên nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Xem thông tin sản phẩm tại đây.