Viêm màng não do nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
29.07.2023

Căn nguyên của viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và tỷ lệ viêm màng não do vi khuẩn liên quan chặt chẽ đến tuổi và liệu trẻ sơ sinh đã được chủng ngừa định kỳ. Ở trẻ chưa được chủng ngừa định kỳ, các nguyên nhân thông thường của viêm màng não do vi khuẩn bao gồm:

- S. Phế cầu (S. pneumoniae)

- Neisseria meningitidis

- H. influenzae type b

Các nguyên nhân khác của viêm màng não vi khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ em > 3 tháng tuổi đã được báo cáo nhưng rất hiếm. Viêm màng não do Staphylococcus aureus có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị chấn thương hoặc phẫu thuật thần kinh.

Diễn biến bệnh viêm màng não

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. HCM: “Các loại vi khuẩn, virus gây viêm màng não có thể xâm nhập, tồn tại ở hệ hô hấp trong thời gian dài, khi gặp yếu tố thuận lợi mới tấn công khoang dịch não tủy, gây viêm và làm tổn thương hệ thần kinh, khiến tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề về vận động, nhận thức như: như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân, chậm phát triển tâm thần vận động…”

Bệnh viêm màng não thường lây qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc hoặc hít phải giọt bắn của người bệnh mang theo mầm bệnh. Đặc biệt, các hành vi tiếp xúc gần như ôm hôn, không đeo khẩu trang khi hắt hơi, … dễ gây lây lan virus, vi khuẩn gây viêm màng não.

“Thời tiết 3 miền ở nước ta đang vào giai đoạn chuyển mùa, nắng nóng xen kẽ mưa lớn, gia đình có con nhỏ, người già, người có bệnh lý nền cần cảnh giác với bệnh viêm màng não. Đây là bệnh rất nặng, phải điều trị cấp cứu. Nhiều ba mẹ xem nhẹ các dấu hiệu, đưa con đi khám muộn. Đặc biệt, tình trạng tự sử dụng kháng sinh khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn. 60-80% trẻ nhập viện đã được phụ huynh tự ý cho dùng kháng sinh”, BS. Trương Hữu Khanh khuyến cáo.

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà thời gian ủ bệnh viêm màng não là khác nhau, thông thường là từ 2 – 10 ngày, thường là 3 - 4 ngày. Dấu hiệu của bệnh viêm màng não xuất hiện đột ngột là sốt, đau đầu dữ dội, cứng gáy, cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Biểu hiện này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó cần theo dõi sát, đưa trẻ em và người lớn đến bệnh viện khám ngay, xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

 

Viêm màng não điều trị bao lâu thì hết?

Viêm màng não nếu phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị phù hợp thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, không chịu ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Cần lưu ý rằng, thời điểm phát hiện bệnh và điều trị tích cực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian điều trị.

Trường hợp người bệnh có tình trạng viêm màng não nặng, có nhiều biến chứng kèm theo tình trạng sức khỏe suy yếu, đáp ứng điều trị kém sẽ cần thời gian điều trị kéo dài hơn. Khi đã kiểm soát được bệnh và điều trị hồi phục những tổn thương liên quan, người bệnh có thể được xuất viện, tự điều trị và theo dõi tại nhà.

Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh

 Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh trong phác đồ chữa trị viêm màng não mủ tối ưu bao gồm các yếu tố:

- Sớm và càng sớm càng tốt: Sử dụng kháng sinh can thiệp ngay khi có chẩn đoán.

- Hợp lý: Dự đoán vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh có hiệu quả.

- Kháng sinh phải qua được hàng rào máu não.

- Kháng sinh diệt khuẩn đạt được nồng độ diệt khuẩn luôn phải dùng đường tĩnh mạch.

Đặc biệt, vấn đề lựa chọn kháng sinh ban đầu (khi chưa có kết quả phân lập vi sinh) thường phải dựa vào kinh nghiệm, dựa vào lứa tuổi, yếu tố thuận lợi… để định hướng vi khuẩn gây bệnh và sử dụng kháng sinh phổ rộng. Ceftriaxone là một kháng sinh được ưu tiên sử dụng trong điều trị viêm màng não do vi khuẩn gây ra.

Nguồn: https://vnvc.vn/dieu-tri-viem-mang-nao-mu/ 

Theo Geoffrey A. Weinberg , MD, Golisano Children’s Hospital

Xem thêm chi tiết sản phẩm tại đây.