Xử lý an toàn và hiệu quả khi viêm loét miệng?
29.03.2023

Nhận biết viêm nhiễm miệng thông thường với các bệnh viêm nhiễm khác

Viêm loét miệng vị trí xuất hiện thông thường ở dưới lưỡi, trong má, môi, trên nướu. Màu sắc vết viêm thường có màu trắng viền đỏ hoặc vàng viền đỏ, hình dạng tròn hoặc bầu dục. Vết loét thường nông, tự lành trong vài ngày. 

Bên cạnh đó, sẽ có một số trường hợp bị loét miệng nhưng do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm bệnh tự miễn, ung thư, do herpes,… đối với trường hợp này, đặc điểm của vết loét miệng sẽ có một số khác biệt như: bệnh nhân bị lại nhiệt miệng nhiều lần, nốt nhiệt lâu lành kèm theo đó là một số triệu chứng như nổi hạch, sốt, rối loạn tiêu hóa,… Xảy ra tình trạng này, bệnh nhân cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xử lý như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi mắc phải tình trạng viêm sẽ gây cảm giác khó chịu và đau đớn, bệnh nhân sẽ có xu hướng chán ăn, bỏ bữa. Như vậy, cơ thể sẽ không có đủ dinh dưỡng, sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, vết loét sẽ lâu lành và xuất hiện thêm những vết loét mới. Tuy nhiên, viêm nhiễm miệng thông thường thì bạn không cần lo lắng quá, hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây: 

Dùng gel bôi nhiệt miệng

Có nhiều loại gel bôi nhiệt miệng được đánh giá an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt nó có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, giảm đau nhanh, giúp vết thương nhanh liền trở lại và dễ sử dụng.

Tăng cường sức đề kháng

Thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, như vitamin C, B,… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp làm lành những tổn thương cho cho cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Áp dụng một số phương pháp giảm đau tại chỗ

+ Súc miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn

+ Có thể bọc đá vào gạc hoặc vải mềm để chườm vào vết loét nhưng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh khi thực hiện để tránh đưa vi khuẩn vào khoang miệng khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.  

+ Dùng túi lọc trà: Có thể bạn không biết nhưng túi lọc trà cũng là một cách chữa nhiệt miệng tại nhà khá hiệu quả.

Không tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp nhiệt miệng lâu ngày, nên đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cụ thể. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Có thể dùng thuốc theo dạng uống, dạng bôi. 

Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là loại thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ và những biến chứng không đáng có. 

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-cach-phong-ngua-va-dieu-tri-nhiet-mieng-hieu-qua-s195-n17938

Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.