Tăng cường hoạt động hệ vi sinh đường ruột với việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis
19.02.2024

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe. Thực tế, hệ vi khuẩn đường ruột vô cùng đa dạng, được biết đến trên 1.000 loài vi khuẩn khác nhau với hơn 3 triệu gen.
1. Vai trò của lợi khuẩn trong đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi có số lượng khoảng hơn 500 loài sinh vật cùng tồn tại với tỉ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn (85%)hại khuẩn (15%). Các lợi khuẩn điển hình trong đường ruột là: Lactobacillus, Bacillus clausii, Bifidobacteria,… Chúng tạo ra hàng rào chính bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa, cạnh tranh chất dinh dưỡng và các thụ thể bám dính, đồng thời kích thích khả năng miễn dịch của vật chủ.
Nghiên cứu đã phát hiện một số chủng lợi khuẩn này có khả năng thiết lập đáp ứng miễn dịch cân bằng của tế bào lympho T, kích thích sản xuất Interleukin và yếu tố biến đổi phát triển. Tác dụng này có vai trò trong giảm bệnh lý dị ứng, trung hòa miễn dịch.

2. Tác động của lợi khuẩn Bacillus subtilis lên hệ khuẩn đường ruột
Bacillus subtilis
là tên khoa học của "trực khuẩn suptilit". Đây là một loài vi khuẩn hình que (trực khuẩn), gram dương, hiếu khí không bắt buộc. Chúng được tìm thấy trong cỏ, rơm và cả đất; tuy nhiên chúng phát triển nhiều trong ống tiêu hóa của người và nhiều loài gia súc, nhất là động vật nhai lại, có lợi cho người nên cũng gọi là lợi khuẩn suptilit. 
Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, các enzyme này có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột. 
Tại Việt Nam, Bacillus subtilis là nhóm vi khuẩn được sử dụng phổ biến làm probiotic vì có khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh qua cơ chế ngăn cản miễn dịch, cạnh tranh vị trí bám dính và sản sinh ra chất kháng khuẩn (bacteriocins).

3. Khả năng nhạy cảm của Bacillus subtilis với kháng sinh
Tính nhạy cảm kháng sinh của lợi khuẩn Bacillus subtilis được xác định bằng phương pháp đĩa khuyếch tán theo hướng dẫn của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ.
Kết quả cho thấy 21 chủng Bacillus subtilis đều nhạy với hầu hết các loại kháng sinh với tỷ lệ khá cao từ 100% các chủng nhạy với enrofloxacin, doxycycline, norfloxacin, sulfadimidin - trimethoprim, đến gentamycin (24% nhạy, 57% trung gian, 19% kháng), oxytetracyline (33% nhạy, 33% trung gian, 33% kháng), neomycin (14% nhạy, 57% trung gian, 29% kháng).

Tỷ lệ phần trăm khả năng nhạy với kháng sinh của các chủng vi khuẩn B.subtilis

Nguồn tham khảo:
1. PubMed: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/pmid/31523411/
2. Khảo sát đặc tính Probiotic các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long