Đột quỵ và những điều bạn cần biết
21.09.2023

1. Đột quỵ là gì? 
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân chính gây tàn tật nghiêm trọng cho người lớn. Đột quỵ có hai thể lâm sàng chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) - khi nguồn cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục máu đông mạch não làm mất chức năng thần kinh tương ứng.

 

Đột quỵ xuất huyết - khi một mạch máu trong não bị vỡ. Đột quỵ xuất huyết não phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên đột quỵ xuất huyết não lại có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh nhân bị xuất huyết não có thể có dậu hiệu thần kinh khu trú tương tự như nhồi mãu não nhưng có xu hướng trầm trọng hơn. Bệnh nhân bị chảy máu nội sọ thường có dấu hiệu đau đầu, rối loạn tâm thần, co giật, buồn nôn và nôn hoặc tăng huyết áp rõ rệt. Nhồi mãu não và xuất huyết não khó có thể phân biệt được nếu như chỉ căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, chính vì vậy cần phải được chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán phân biệt. 

Đột quỵ để lại những hậu quả rất nặng nề. Nó có thể làm chết mô não, tổn thương mô não gây tàn tật hoặc tử vong. Tuy nhiên khoảng 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối rối để kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể.

2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Một cách dễ dàng để ghi nhớ các dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ và cách ứng phó là sử dụng từ viết tắt FAST:


F = Mặt xệ xuống: Yêu cầu người đó mỉm cười và xem xét một bên có bị xệ xuống không? 
A = Yếu cánh tay: Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có tự động rơi xuống phía dưới không? 
S = Khó nói: Yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản. Những lời nói có bị lắp bắp khó thực hiện hay không? 
T = Thời gian gọi số cấp cứu: Nếu người đó có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi số cấp cứu ngay lập tức. Điều trị đột quỵ có thể bắt đầu trong xe cấp cứu.
Các dấu hiệu phổ biến khác của đột quỵ là:
- Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn, mất thăng bằng hoặc phối hợp. 
- Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt. 
- Đau đầu dữ dội đột ngột không rõ nguyên nhân. 
- Đột ngột tê mặt, cánh tay hoặc chân. 
- Đột ngột nhầm lẫn hoặc khó hiểu người khác. 
Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc ai đó bạn biết đang bị đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu y tế, việc điều trị và kết quả của phụ thuộc vào tốc độ bạn đến bệnh viện và loại đột quỵ mà người đó gặp phải. Khi được vận chuyển bằng xe cấp cứu, những người phản ứng đầu tiên có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức và có thể thông báo cho bệnh viện rằng bệnh nhân đột quỵ đang trên đường đến. Thông báo này giúp đội ngũ y tế của bệnh viện có thời gian chuẩn bị thiết bị và thuốc.

3. Điều trị đột quỵ
Vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết có những nguyên nhân và ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể, nên cả hai đều cần các phương pháp điều trị khác nhau. Chẩn đoán nhanh chóng là rất quan trọng để giảm tổn thương não và cho phép bác sĩ điều trị đột quỵ bằng phương pháp phù hợp với loại bệnh.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ:
Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cấp cứu 115 nên nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân an toàn đến cơ sở y tế được trang bị máy chụp CT sọ não và có khả năng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết để đem lại cho bệnh nhân đột quỳ cơ hội tốt nhất.
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu ưu tiên, đòi hỏi nhân viên y tế phải phản ứng một cách nhanh chóng. Người trả lời cuộc gọi cấp cứu phải hỏi bệnh ngắn gọn, thu thập nhanh các thông tin quan trọng như thời gian khởi phát triệu chứng, thời gian gần nhất nhìn thấy bệnh nhân bình thường, tiền sử bệnh, mức đường huyết và thông báo cho người có trách nhiệm để kịp thời chuẩn bị các phương án phù hợp.

Mục tiêu trung tâm trong xử trí, điều trị đột quỳ thiếu máu não cấp là bảo tồn nhu mô não ở vùng giảm tưới máu nhưng bị hoại tử. Tế bào não trong khu vực này có thể được bảo tồn bằng cách khôi phục lưu lượng máu đến và tối ưu hóa tuần hoàn bàng hệ khu vực bị tổn thương. Chiến lược tái tưới máu cần nhanh chóng đƯợc triển khai, bao gồm cả việc sử dụng chất kích hoạt plasminogen mô đường tĩnh mạch (rt-PA) và các phương pháp tiếp cận trong động mạch nhằm mục tiêu tái thông mạch máu để có thể cứu sống được các tế bào trong vùng tranh tối tranh sáng trước khi chúng tổn thương không hồi phục.

Bên cạnh đó cần có chiến lược hạn chế mức độ nghiêm trọng của tổn thương não, bảo vệ tế bào thần kinh. Các phương pháp bảo vệ thần kinh được sử dụng để bảo tồn nhu mô não vùng tranh tối tranh sáng và mở rộng cửa sổ thời gian cho các kỹ thuật tái thông mạch. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp bảo vệ thần kinh nào được chứng minh là thực sự có hiệu quả.

Đột quỵ xuất huyết:
Điều trị bệnh nhân XHN phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ xuất huyết. Kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn, chảy máu, co giật, huyết áp và áp lực nội sọ. Các thuốc sử dụng trong điều trị đột quỳ cấp bao gồm:
- Thuốc chống động kinh: dự phòng co giật.
- Thuốc hạ áp: kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
- Lợi tiểu thẩm thấu: giảm áp lực nội sọ trong khoang dưới nhện.
Xử trí bắt đầu bằng ổn định các dấu hiệu sinh tồn: đặt ống nội khí quản kiểm soát đường thở nếu bệnh nhân suy giảm ý thức, có nguy cơ suy hô hấp, thở máy kiểu tăng thông khí kết hợp truyền mannitol tĩnh mạch nếu có tăng áp lực nội sọ, đồng thời chụp CT sọ não cấp cứu. Theo dõi đường máu và dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng.

4. Phòng ngừa đột quỵ
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Mọi người có thể đạt được điều này bằng cách thay đổi lối sống như:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung vào chế độ ăn nhiều loại rau củ, trái cây, đồng thời hạn chế lượng thịt đỏ, thịt chế biến sẵn để kiểm soát lượng cholesterol và các chất béo bão hòa khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống kích thích như bia rượu, cà phê,…
- Kiểm soát ổn định chỉ số huyết áp và đường huyết.

Xem thêm thông tin tại đây.

#dotquy#huyetap#timmach#mydocalm