Omicron - Hậu Covid đáng lo ngại
“Covid kéo dài” là gì?
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng ¼ số người mắc Covid, hậu nhiễm có các triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng. Trong đó khoảng 1/10 người vẫn không thấy cơ thể suy nhược sau 12 tuần. WHO phân loại những trường hợp nhiễm virus có bệnh cảnh kéo dài này vào nhóm “Covid kéo dài” (Long Covid).
Biến chủng Omicron
Omicron-một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 được WHO đặt tên, phát hiện lần đầu trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021.
Đến hiện tại, Omicron vẫn là biến chủng bí ẩn với giới khoa học. Với tốc độ lây nhiễm nhanh Omicron đang dần thay thế biến thể Delta. Mặc dù ít gây các triệu chứng nghiêm trọng như Delta nhưng vẫn có thể diễn biến nặng với một số người.
Thời gian ủ bệnh
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, thời gian ủ bệnh của biến thể Omicron ngắn hơn so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày. Vẫn chưa rõ thời gian người bệnh có thể lây lan là bao lâu.
Triệu chứng của Omicron
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau cơ
- Sổ mũi
- Ho có đờm
- Hắt xì
- Khó thở
- Giảm khả năng khứu giác
- Giảm khả năng vị giác
Mặc dù Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng, nhưng nó vẫn đang cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới.
Omicron gây mắc COVID-19 có xu hướng bệnh nhẹ, song không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng COVID kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.
Bảo vệ cơ thể chống lại Omicron
Dù là biến thể Covid nào thì biện pháp tốt nhất để phòng ngừa là tiêm vaccine, là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể chống lại diễn tiến nặng của bệnh.
Tiêm chủng thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các biến thể hiện đang lưu hành mà còn bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng do các đột biến Covid trong tương lai