Tobramycin là sản phẩm kháng sinh tra, nhỏ mắt khá phổ biến được nhiều người sử dụng do phổ tác dụng rộng với các nhiễm khuẩn gây sưng đỏ, đau rát hay viêm vùng mắt... Vậy thuốc Tobramycin nên được sử dụng như thế nào?
Tobramycin có tác dụng gì?
Tobramycin là một loại kháng sinh nhóm Aminoglycosid, được phân lập từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces tenebrarius. Hoạt chất này là loại một kháng sinh phổ rộng và gây ra đáp ứng trên nhiều chủng vi khuẩn, kể cả ở những vi khuẩn nhạy cảm và rất khó bị tiêu diệt như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), vi khuẩn E.coli, tụ cầu vàng (S.aureus),...
Tobramycin thường được các bác sĩ chỉ định trên lâm sàng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn gây sưng đỏ, viêm hoặc đau rát ở vùng mắt. Ngoài ra, thuốc tobramycin cũng được dùng để chỉ định với tác dụng phòng ngừa, hạn chế các nhiễm khuẩn gây ra ảnh hưởng đến thị lực và sức khoẻ của mắt, giữ cho người bệnh một đôi mắt sáng khỏe.
Cách sử dụng thuốc
Người bệnh cần rửa sạch tay và mắt trước mỗi lần nhỏ thuốc Tobramycin. Cần hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn thuốc, độ an toàn cũng như sự hiệu quả của thuốc sẽ được duy trì tốt nhất trong khoảng 15 ngày kể từ khi mở nắp. Do vậy, người bệnh không nên dùng thuốc đã mở nắp quá 15 ngày, hay khi thuốc có những biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc độ trong suốt.
Cần thiết nên thay bằng một lọ thuốc mới nếu quá ngày mở nắp hoặc thuốc có sự thay đổi. Đậy nắp lại cẩn thận sau mỗi lần sử dụng. Tránh lạm dụng thuốc, ngay cả khi đã khỏi bệnh vẫn nên nhỏ thuốc thêm từ 2 đến 3 ngày để giảm tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Liều dùng của thuốc Tobramycin
- Liều thông thường: Nhỏ vào mắt 1 giọt, hai lần mỗi ngày trong 7 ngày. Nhỏ vào buổi sáng và chiều.
- Nếu bệnh nặng: vào ngày đầu tiên nhỏ một hoặc hai giọt vào mắt bị bệnh sau mỗi bốn giờ. Sau đó, nhỏ 1 giọt vào mỗi bên mắt hai lần một ngày, trong vòng 7 ngày.
- Người cao tuổi: ở những bệnh nhân cao tuổi không cần phải điều chỉnh liều.
- Trẻ em: Thuốc Tobramycin nhỏ mắt có thể dùng được ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên với liều tương tự như ở những người lớn.
- Trong trường hợp người bệnh đang điều trị đồng thời cùng với thuốc nhỏ mắt khác, nên dùng cách xa với thuốc nhỏ mắt khác trong thời gian từ 5 đến 10 phút.
Chống chỉ định của thuốc
Thuốc Tobramycin nhỏ mắt không được dùng trong các trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với Tobramycin hoặc là bất kỳ tá dược nào trong thuốc.
Lưu ý khi dùng thuốc Tobramycin
- Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt cho nhiều người, không chạm vào đầu giọt để tránh nhiễm khuẩn và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.
- Thuốc Tobramycin nhỏ mắt được dùng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên với liều như người lớn.
- Với trẻ em dưới 1 tuổi: chưa có thông tin an toàn của thuốc, chỉ dùng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thận trọng khi dùng thuốc Tobramycin cho phụ nữ mang thai.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có liều dùng phù hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Như các kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể tạo ra các chủng vi khuẩn đề kháng, kể cả nấm. Nếu có bội nhiễm, nên áp dụng trị liệu thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
[1] Dược thư quốc gia Việt Nam (2018), Tobramycin
[2] UpToDate, Tobramycin (systemic): Drug information, Truy cập ngày 04/01/2023, https://www.uptodate.com/contents/tobramycin-systemic-drug-information?source=history_widget#F45031174
[3] UpToDate, Dosing and administration of paraental aminoglycosides. Truy cập ngày 08/01/2023 https://www.uptodate.com/contents/dosing-and-administration-of-parenteral-aminoglycosides#H639387843
[4] Infectious Diseases Society of America. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical Infectious Diseases, Volume 63, Issue 5 (2016), pp: e61–e111
[5] Infectious Diseases Society of America Antimicrobial-Resistant Treatment Guidance: Gram-Negative Bacterial Infections. Infectious Diseases Society of America 2022; Version 1.1. Truy cập ngày 08/01/2023. https://www.idsociety.org/practice-guideline/amr-guidance/
[6] UpToDate, Principles of antimicrobial therapy of Pseudomonas aeruginosa infections https://www.uptodate.com/contents/principles-of-antimicrobial-therapy-of-pseudomonas-aeruginosa-infections#
[7] Gatell, J. M. “Tobramycin and amikacin nephrotoxicity: value of serum creatinine versus urinary concentrations of beta 2 microglobulin.” The Pediatric Infectious Disease Journal 5.3 (1986): 390.
[8] Gatell, J. M., et al. “Comparison of the nephrotoxicity and auditory toxicity of tobramycin and amikacin.” Antimicrobial Agents and Chemotherapy 23.6 (1983): 897-901.
[9] Halstenson, C. E., et al. “Effect of concomitant administration of piperacillin on the dispositions of netilmicin and tobramycin in patients with end-stage renal disease.” Antimicrobial agents and chemotherapy 34.1 (1990): 128-133.
[10] Lau, A et al. “Effect of piperacillin on tobramycin pharmacokinetics in patients with normal renal function.” Antimicrobial agents and chemotherapy 24.4 (1983): 533-537.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.