Tác dụng chống viêm và chống ung thư của một số cây thuốc dân gian Việt Nam
03.05.2022

Nhóm nghiên cứu do PGS. TS. Phương Thiện Thương đứng đầu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chống viêm và chống ung thư của một số cây thuốc dân gian Việt Nam”. Để nghiên cứu cơ chế tác dụng của các hoạt chất chính và giải thích được việc sử dụng các dược liệu Việt Nam trong việc chống ung thư và chống viêm.

1. Các loại dược liệu và phân lập

Thu thập các mẫu dược liệu sau khi sàng lọc các tác dụng chống ung thư, chống viêm: Gối hạc (Leea rubra, Leeaceae);  Chặc chìu (Tetracera scandens, Dilleniaceae); Viễn chí hoa vàng (Polygala arillata, Polygalaceae);  Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis, Euphorbiaceae); Phong quỳ Sapa (Anemone chapaensis, Ranunculaceae).

Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ các dược liệu trên: Phân lập và xác định công thức của 02 diterpenoid dimer mới từ mẫu khổ sâm cho lá, đây là kết quả mới, có thể gửi công bố quốc tế uy tín; Phân lập được 20 chất từ gối hạc; Phân lập được 02 chất mới từ viễn chí hoa vàng, cùng 14 chất khác; Phân lập được 01 chất mới từ cây phong quỳ Sapa và 13 chất khác.

2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Tác dụng chống ung thư được thử trên mô hình tế bào, thử tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư, tác dụng trên một số protein liên quan đến ung thư như HIF, EGFR…

Lựa chọn ra các chất có tác dụng cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về chống viêm và chống ung thư.

Tác dụng gây độc tế bào ung thư của 02 chất mới (corotonkinensis E và corotonkinensin F) và một số chất phân lập được từ khổ sâm cho lá.

3. Kết quả

Tác dụng chống viêm và cơ chế tác dụng của cây thuốc chặc chìu trên mô hình in vitro và in vivo.

Tác dụng chống viêm của gối hạc: nghiên cứu tác dụng và cơ chế tác dụng chống viêm, giảm đau của dược liệu gối hạc trên thực nghiệm (mô hình in vivo).

Tác dụng chống viêm của chất CT1 (ent-7β-hydroxy-15-oxo kaur-16-en-18-yl acetat) phân lập từ khổ sâm cho lá trên thực nghiệm.

Những kết quả cũng chứng minh rằng hoạt chất CT-1 có tiềm năng phát triển làm thuốc chống ung thư, tuy nhiên cần có thêm thời gian, kinh phí để thực hiện. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Tetrahedron Letters, Sciencedirect; Tandfonline.

Toàn bài báo cáo kết quả nghiên cứu: Đề tài (Mã số 16679/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia