Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp kép Perindopril/Amlodipine trong điều trị tăng huyết áp
29.11.2023

1. Giới thiệu

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ phổ biến ảnh hưởng đến một số lượng lớn dân số trên toàn thế giới. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.

Năm 2017, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến 10 triệu ca tử vong. Theo hướng dẫn mới về tăng huyết áp của Hoa Kỳ, bệnh nhân được xem là tăng huyết áp khi huyết áp trên 130/80 mmHg. Tăng huyết áp được phân thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp vô căn là loại chính và chiếm khoảng 95% bệnh nhân tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp xảy ra như là hậu quả của một bệnh lý khác. Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp như bệnh thận mạn (CKD), bệnh mạch máu thận, hẹp động mạch chủ, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, bệnh to đầu chi hoặc tăng huyết áp do thuốc. Không phát hiện tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng như đột quỵ, bệnh mạch máu não, phì đại tâm thất, xơ vữa động mạch, suy tim, bệnh võng mạc và suy thận.

Mục đích điều trị tăng huyết áp là làm giảm huyết áp và giảm các biến chứng tim mạch. Có năm nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bao gồm thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc chẹn kênh canxi (CCB). Sự kết hợp hai loại thuốc hạ huyết áp từ các nhóm khác nhau với hai cơ chế tác dụng khác nhau cho thấy hiệu quả gấp năm lần so với việc tăng gấp đôi liều của một loại thuốc. Sử dụng kết hợp hai loại thuốc mang lại sự an toàn hơn một loại thuốc.

2. Tóm tắt các nghiên cứu được lựa chọn

Kết quả tìm kiếm tài liệu được minh họa theo sơ đồ quy trình PRISMA trong hình 1. 10 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn của chúng tôi từ các cơ sở dữ liệu điện tử khác nhau. Chúng tôi đã phân tích 3850 bệnh nhân bị tăng huyết áp. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,2 ± 9 tuổi. Tóm tắt các nghiên cứu bao gồm dữ liệu nhân khẩu học của bệnh nhân, liều lượng thuốc, thời gian điều trị, thời gian tăng huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim, các điều trị tăng huyết áp trước đây, đái tháo đường, uống rượu và hút thuốc lá được mô tả trong Bảng 1 và Bảng 2.



Hình 1. Sơ đồ quy trình PRISMA về tìm kiếm tài liệu
3.  Đánh giá nguy cơ sai lệch
Đánh giá chất lượng cho thấy nguy cơ sai lệch tổng thể thấp theo hướng dẫn của Cochrane. Tất cả các thử nghiệm lâm sàng đều báo cáo việc chọn ngẫu nhiên phù hợp, do đó chúng được phân loại là có nguy cơ sai lệch thấp. Sáu nghiên cứu có nguy cơ sai lệch thấp liên quan đến che giấu phân bổ và bốn nghiên cứu không báo cáo đủ dữ liệu. Ba nghiên cứu có nguy cơ thấp liên quan đến việc làm mù quá trình đánh giá kết quả và nghiên cứu của Sobngwi và cộng sự có nguy cơ cao và phần còn lại không rõ ràng. Minh họa chi tiết về đánh giá chất lượng của các nghiên cứu thu nhận được thể hiện trong Hình 2.

Bảng 1. Tóm tắt chi tiết về những người tham gia, dữ liệu nhân khẩu học của họ

(Chụp từ tài liệu gốc)



N số, NR không có báo cáo, SD Độ lệch chuẩn, BMI Chỉ số khối cơ thể, SBP Huyết áp tâm thu, DBP Huyết áp tâm trương

Bảng 2. Bản tóm tắt chi tiết về những người tham gia, nhịp tim, đái tháo đường, rượu, người hút thuốc, liều lượng và thời gian điều trị (Chụp từ tài liệu gốc)



N số, NR không báo cáo, SD độ lệch chuẩn

Hình 2. Minh họa chi tiết về đánh giá chất lượng của các nghiên cứu được đưa vào.(Chụp từ tài liệu gốc)

4. Kết quả
4.1 Huyết áp tâm thu

Mười nghiên cứu báo cáo về huyết áp tâm thu. Chúng tôi đã tiến hành phân tích phân nhóm theo thời gian điều trị. Ở thời gian 1.5, 3, 4 và 6 tháng, sự khác biệt trung bình xác định rằng có sự giảm đáng kể huyết áp tâm thu sau khi điều trị, trong khi ở thời gian 2 tháng thì không có tác dụng đáng kể nào của việc điều trị đối với huyết áp tâm thu. Giá trị trung bình tổng thể chứng minh rằng có sự giảm huyết áp tâm thu sau khi điều trị (MD = 18,96 [14,32, 23,60], P < 0,0001). Phân tích tổng hợp là đồng nhất đối với các nhóm nhỏ 1.5, 3 và 6 tháng và trong khi các nhóm nhỏ 2 và 4 tháng là không đồng nhất (Hình 3)

Hình 3. Kết quả huyết áp tâm thu (Chụp từ tài liệu gốc)
4.2 Huyết áp tâm trương
Tổng số 7320 bệnh nhân được phân tích về huyết áp tâm trương từ chín nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành phân tích phân nhóm theo thời gian. Ở thời gian 1.5, 3, 4 và 6 tháng, sự khác biệt trung bình cho thấy rằng có sự giảm huyết áp tâm trương sau khi điều trị, trong khi ở thời gian 2 tháng thì không có tác dụng đáng kể nào của việc điều trị đối với huyết áp tâm trương. Sự khác biệt trung bình tổng thể cho thấy có sự giảm huyết áp tâm trương sau khi điều trị (MD = 11,90 [8,45, 15,35], P < 0,0001). Phân tích tổng hợp là đồng nhất đối với các nhóm nhỏ 1,5 và 3 tháng, trong khi các nhóm nhỏ 2 và 6 tháng là không đồng nhất (Hình 4).



Hình 4. Minh họa huyết áp tâm trương (Chụp từ tài liệu gốc)
4.3 Hiệu áp
Hiệu áp đã được báo cáo trong ba nghiên cứu. Sự khác biệt trung bình chứng tỏ rằng phối hợp perindopril–amlodipine làm giảm hiệu áp (MD = 6,74 [3,01, 10,46], P = 0,0004). Phân tích tổng hợp không đồng nhất (P = 0,005); I = 81% (Hình 5A). Chúng tôi đã loại trừ nghiên cứu của Redon và Pichler để giải quyết sự không đồng nhất. Chênh lệch trung bình chứng tỏ rằng sự kết hợp này dẫn đến giảm hiệu áp (MD = 8,44 [6,91, 9,97], P = 0,0001). Dữ liệu đồng nhất (P = 0,85) (I2 = 0%) (Hình 5B).



Hình 5. Kết quả huyết áp
4.4 Huyết áp trung bình
Hai nghiên cứu đo huyết áp trung bình. Sự khác biệt trung bình tổng thể cho thấy rằng huyết áp trung bình giảm đáng kể sau khi điều trị (MD = 13,07 [5,86, 20,29], P = 0,0004). Dữ liệu không đồng nhất (P = 0,004) (I2 = 88%) (Hình 6).
4.5 Nhịp tim
Chúng tôi đã phân tích về nhịp tim ở 324 bệnh nhân tăng huyết áp. Phân tích kết hợp ủng hộ nhóm sau điều trị (MD = 3,25 [0,62, 5,89], (P = 0,02). Dữ liệu đồng nhất (P = 0,26) (I2 =25%) (Hình 7).

Hình 7. Kết quả nhịp tim (Chụp từ tài liệu gốc)
4.6 Tác dụng phụ
Liên quan đến ho, sáu nghiên cứu đã báo cáo kết quả này. Phân tích cho thấy tỷ lệ gộp là 4,8%, 95% CI (2,4%, 7,3%). Dữ liệu của chúng tôi không đồng nhất (P = 0,001) (I2 = 89,95%) (Hình 8)*. Liên quan đến chóng mặt, năm nghiên cứu đã báo cáo kết quả này. Phân tích cho thấy tỷ lệ gộp là 8%, 95% CI (0,5%, 1,2%). Dữ liệu của chúng tôi đồng nhất (P = 0,318) (I2 = 0%) (Hình 9)*. Đau đầu đã được báo cáo trong bốn nghiên cứu [27, 29, 31, 36]. Phân tích cho thấy tỷ lệ gộp là 1,3%, 95% CI (0,1%, 2,4%). Dữ liệu của chúng tôi không đồng nhất (P = 0,017) (I2 = 70,57%) (Hình 10)*. Phù ngoại vi đã được báo cáo bởi năm nghiên cứu [27, 29–31, 36]. Phân tích cho thấy tỷ lệ gộp là 3,8%, 95% CI (1,6%, 5,9%). Dữ liệu của chúng tôi không đồng nhất (P = 0,001) (I2 = 87,06%) (Hình 11)*.

5. Bàn luận
Trong phân tích gộp này, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng phối hợp perindopril–amlodipine có tác dụng đáng kể trong việc giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình, hiệu áp và nhịp tim. Tiến hành phân tích phân nhóm theo thời gian điều trị, cho thấy huyết áp tâm thu giảm đáng kể sau 45 ngày điều trị và sau 4 tháng điều trị. Về độ an toàn, 150 bệnh nhân có triệu chứng ho trong số 2812 bệnh nhân, 20 bệnh nhân bị đau đầu và 125 bệnh nhân bị phù ngoại vi.

Nguồn: timmachhoc.vn